Theo quy định pháp luật, người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam sẽ không cần xin Giấy phép lao động trong một số trường hợp. Nhưng họ bắt buộc phải xin Giấy xác nhận không thuộc trường hợp cấp Giấy phép lao động.
Khi nào cần xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Theo quy định của Nghị định 34 năm 2008 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 46 năm 2011), người sử dụng lao động muốn sử dụng lao động nước ngoài và người nước ngoài muốn lao động tại Việt Nam chỉ cần phải xin Giấy phép lao động. Những trường hợp sau không cần phải xin cấp Giấy phép lao động:
(1) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới ba tháng;
(2) Người nước ngoài là thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
(3) Người nước ngoài là chủ sở hữu của Công ty TNHH một thành viên;
(4) Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần;
(5) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
(6) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được;
(7) Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.
Quy định trên cho thấy sự linh hoạt trong việc quản lý những quan hệ lao động của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực, Nghị định 34 đã bị bãi bỏ. Nghị định 102 năm 2013 do Chính Phủ ban hành thay thế Nghị Định 34 có quy định thêm một số thủ tục hành chính trong việc xin và cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
Theo Nghị định 102 này, đối với những trường hợp bắt buộc phải có Giấy phép lao động, doanh nghiệp muốn sử dụng lao động nước ngoài trước hết phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, sau đó phải làm thủ tục xin giấy phép lao động.
Bên cạnh đó, đối với những trường hợp không cần phải xin giấy phép lao động, người lao động vẫn phải làm thủ tục để được cấp Giấy xác nhận không thuộc trường hợp cấp Giấy phép lao động.
Vậy, kể từ ngày 01/11/2013, ngày Nghị định 102 có hiệu lực, người lao động nước ngoài trong bất cứ trường hợp nào muốn làm việc tại Việt Nam vẫn phải xin phép cơ quan lao động.
Nếu quý khách cần thêm thông tin hoặc cần tư vấn về giấy phép lao động tại Hải Phòng, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Visa Nam Phong, dịch vụ giấy phép lao động tại Hải Phòng chuyên nghiệp và tin cậy. Mọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI DU LỊCH NAM PHONG
- Địa chỉ: 14B/23/409 Miếu Hai Xã,P. Dư Hàng Kênh, Q. Lê Chân, Hải Phòng
- Văn phòng đại diện: Số 65 Đông Trà, P. Dư Hàng Kênh, Q. Lê Chân, TP Hải Phòng.
- Hotline: 0936.760.169 - 0782.114.666
- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Các tin liên quan
Khái niệm giấy phép lao động là gì?
Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
Một số điều cần lưu ý khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
Những trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Những quy định mới về cấp giấy phép lao động năm 2016
Những thủ tục cần để tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Danh sách bệnh viện khám sức khỏe làm giấy phép lao động tại Hải Phòng
Lý lịch tư pháp cần những giấy tờ nào ?
Xin cấp giấy phép lao động trực tuyến - Online cho người nước ngoài tại Việt Nam
Lao động phổ thông có được cấp giấy phép lao động không ?