Việt Nam là đất nước đang phát triển và có nhiều điều kiện lý tưởng để làm việc. Nên hiện tại Việt Nam đang thu hút rất nhiều lao động Trung Quốc đến Việt Nam để làm việc. Vậy làm thế nào để xin được giấy phép lao động tại Việt Nam? Dịch vụ Giấy phép lao động tại Hải Phong cho người Trung Quốc của Visa Nam Phong sẽ hỗ trợ giúp quý vị giải quyết vấn đề này.
Điều kiện cấp giấy phép lao động tại Hải Phòng cho người Trung Quốc
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
5. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài
Thủ tục xin giấy phép lao động tại Hải Phòng cho người Trung Quốc
Đừng quá lo lắng nếu hồ sơ không đầy đủ. Chúng tôi sẽ hỗ trợ, cùng bạn hoàn thiện hồ sơ để mục đích 100% phải có giấy phép lao động.
STT |
Hồ sơ |
1 |
Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật |
2 |
Ảnh 4x6 (phông nền trắng, chụp mới nhất) |
3 |
Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động (Mẫu form số 1) |
4 |
Công văn xin tuyển dụng lao động nước ngoài (Mẫu form số 6) |
5 |
Lý lịch tư pháp Việt Nam |
6 |
Lý lịch tư pháp nước ngoài |
7 |
Bằng cấp liên quan (bằng tốt nghiệp đại học/ thạc sĩ/tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động) và Giấy xác nhận tối thiểu có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong nghề hoặc trong điều hành sản xuất, quản lý (được cơ quan/tổ chức nước ngoài cấp hoặc chứng nhận) |
8 |
Giấy khám sức khỏe |
9 |
Giấy phép kinh doanh bản sao |
10 |
Hợp đồng lao động |
Lưu ý khi xin giấy phép lao động cho người Trung Quốc
- Hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp.
- Doanh nghiệp muốn tuyển dụng lao động nước ngoài phải làm Công văn trình UBND về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của Công ty trước 15 ngày khi nộp hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài.
- Hồ sơ xin cấp lại GPLĐ phải được nộp trước 1 tháng khi giấy phép hết hạn.
- Nếu GPLĐ đã hết hạn thì người sử dụng lao động nước ngoài phải xin cấp mới GPLĐ.
- Thời hạn của giấy phép lao đông cho người nước ngoài tối đa là 2 năm.
- Tùy mỗi trường hợp xin cấp GPLĐ mà thủ tục có sự thay đổi nhất định dựa trên yêu cầu của cơ quan nhà nước.
Cam kết của Visa Nam Phong về dịch vụ Giấy phép lao động tại Hải Phong cho người Trung Quốc
- Thủ tục đơn giản hóa tới mức tối đa.
- Cam kết tỷ lệ đậu cao và hoàn 100% phí nếu xảy ra sự cố.
- Hỗ trợ giải quyết nhanh chóng các hồ sơ yếu, khó.
- Giá cả hợp lý nhất. Không cam kết rẻ nhất nhưng cam kết chất lượng tốt nhất.
- Luôn luôn đúng hẹn và mãi luôn như thế.
- Có chính sách ưu đãi cho công ty, nhóm từ 5 người trở lên hoặc người giới thiệu.
Chúng tôi có kinh nghiệm triển khai lâu lăm, triển khai rất nhiều thủ tục giấy phép lao động cho rất nhiều công ty trên địa bàn các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc. Do đó chúng tôi luôn giải quyết nhanh công việc đồng thời nắm bắt doanh nghiệp cần được tư vấn hỗ trợ nội dung gì để từ đó chuyên viên triển khai công việc sẽ kịp thời cung cấp ý kiến tư vấn pháp luật cho khách hàng. Visa Nam Phong rất mong sẽ được hợp tác với quý khách hàng trong thời gian tới.
Các tin liên quan
Khái niệm giấy phép lao động là gì?
Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
Một số điều cần lưu ý khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
Khi nào cần xin giấy phép lao động cho người nước ngoài?
Những trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Những quy định mới về cấp giấy phép lao động năm 2016
Những thủ tục cần để tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Danh sách bệnh viện khám sức khỏe làm giấy phép lao động tại Hải Phòng
Lý lịch tư pháp cần những giấy tờ nào ?
Xin cấp giấy phép lao động trực tuyến - Online cho người nước ngoài tại Việt Nam